Vương sư
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


WEBSITE ĐÃ DỜI WA 1 WEB KHAC TÊN LÀ KIẾN THẮNG.DEMO.TO
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bản sắc Thái Nghi đường

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 302
Join date : 30/11/2008

Bản sắc Thái Nghi đường Empty
Bài gửiTiêu đề: Bản sắc Thái Nghi đường   Bản sắc Thái Nghi đường EmptyThu Jan 15, 2009 10:00 pm

Bản sắc Thái Nghi đường


<table style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=silver cellSpacing=0 cellPadding=0 width=560 align=left border=0><tr><td vAlign=top width="100%">

<table style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=silver cellSpacing=0 cellPadding=0 width="25%" align=left border=0><tr><td vAlign=top width="100%">
Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av12
Trước giờ biểu diễn.

Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av14
Tiết mục “Lân tranh châu”.

Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av13
Võ sinh trẻ của Thái
Nghi đường.


Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av15
Biểu diễn trong đại nội Huế.

Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av16
Đoàn Thái Nghi đường dự Liên hoan Lân Rồng châu Á tại Okinawa (Nhật) năm 2000.

Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av17
Người dân Huế rất
quen với những con lân
của Thái Nghi đường.


Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av18
Tiết tấu mang âm sắc cung đình là nét riêng của đoàn lân Thái
Nghi đường.
</TD></TR></TABLE>Đội lân Thái Nghi đường của Võ sư Hồ Văn Nghi, tự là Thái Nghi ở đường Phan Đăng Lưu – thành phố Huế đã nổi danh từ cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước.
Theo như lời cụ Thái Nghi lúc còn sống kể lại thì múa lân ở Huế xưa được chia thành nhiều đẳng cấp. Lân râu trắng là của đội múa lân đã có thâm niên trong nghề trên 25 năm, lân râu đỏ trên 10 năm, và lân râu đen là trên 5 năm. Mỗi màn múa lân Huế thông thường bao giờ cũng có hai con là con kỳ và con lân (tức lân đực và lân cái); ông địa tượng trưng cho sự hoan hỷ cầm quạt để xua đuổi tà ma. Chính vì vậy, dân gian quan niệm lân vào nhà là điều đại hỉ, đại cát, nhất là vào dịp đầu năm mới, cho nên nhà nhà thường rộng cửa đón lân vào. Bên cạnh đó, người múa lân đòi hỏi phải là tay tinh thông về võ thuật, có như vậy bộ pháp di chuyển mới nhanh, tấn trụ mới vững, thế đứng mới cứng cáp, lúc cương lúc nhu thể hiện được cái dáng vừa hùng vừa uyển chuyển của con lân khi di chuyển.
Ấy là những nét đặc chưng về múa lân Huế. Riêng múa lân của Thái Nghi đường còn có nhiều điều đặc biệt hơn vì thường được triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ vời vào cung để biểu diễn cho vua xem trong các ngày lễ trọng như lễ mừng thọ vua, mừng thọ thái hậu và đưa đón đoàn sứ thần các nước. Chính vì thế, do biểu trưng cho vương triều nên mỗi khi đi biểu diễn, đội múa lân Thái Nghi đường thường có hai con, con màu vàng tượng trưng cho vua, con màu xanh tượng trưng cho thái bình thịnh trị. Múa lân Huế và múa lân Trung Hoa tuy có nhiều điểm tương đồng song múa lân Huế thường biểu diễn thấp, tấn bộ khoan thai, đĩnh đạc mang cái cốt cách sang trọng và quyền uy của bậc vương triều. Bên cạnh đó, tiết tấu trống cũng mang âm sắc cung đình, âm không vang xa mà nén lại dồn thúc một cách mạnh mẽ oai hùng.
Đối với Thái Nghi đường, nghi lễ xuất lân cũng là một điều thể hiện rõ nét đẳng cấp. Tài và tâm có hòa hợp thì người múa lân mới thể hiện được cái hồn của lân, có như thế mới đạt đến độ chín của nghề.
Sau khi cụ Thái Nghi mất, người con trai út là võ sư Hồ Văn Thái Sơn kế nghiệp cha, quyết tâm gây dựng lại nghiệp tổ của mình. Năm 1992, nhân sự kiện festival văn hóa Việt - Pháp được tổ chức tại Huế, đội lân của Thái Nghi đường lại được mời tham gia biểu diễn chào mừng tại Đại Nội. Hiện nay, mỗi khi Huế có sự kiện văn hóa nào, nhất là các kỳ festival văn hóa Huế, đoàn lân của anh Thái Sơn đều góp mặt biểu diễn chào mừng.
Tiếng lành đồn xa, liên tiếp tại các kỳ festival lân rồng châu Á được tổ chức tại Nhật Bản vào các năm 2000, 2002, 2004 Ban tổ chức nước bạn đều mời đoàn lân của CLB tham gia biểu diễn. Vào năm 2000 tại kỳ Liên hoan múa lân châu Á được tổ chức ở Okinawa (Nhật Bản), khi đoàn lân Huế múa trường đoạn "lân tranh châu", từ trên ngọn cây tre cao 6m, một đôi câu đối chúc mừng liên hoan cùng các hạt ngũ sắc được lân tung ra khiến cho tất cả khán giả đều trầm trồ thán phục. Nhiều người xem cố nhặt cho kỳ được hạt kim sa do lân tung ra như để cầu lấy những điều may mắn riêng cho mình.
Múa lân Huế có sắc thái cung đình không hề bị pha tạp. Múa lân Huế lại mạnh về bài vở, lớp lang, tuồng tích nên giàu tính cảm xúc. Một bài lân Huế thường có 7 trường đoạn: thần lân xuất động, bát bộ liên hoa, phục lân, lân linh chi, lân tranh châu, lân ký kiều, và lân hồi sơn. Bên cạnh đó, lối lân uyển chuyển, lúc cương lúc nhu, lúc khoan thai đĩnh đạc, lúc mạnh mẽ hùng cường nhưng lại không kém phần sang trọng nên thể hiện được cái thần của lân.
Có thể nói, sự trở lại của đoàn lân Thái Nghi đường không chỉ tạo nên một nét mới trong sinh hoạt văn hóa của người dân Cố đô mà đó còn là sự trở lại của một dòng múa lân cung đình có một không hai sau những tháng ngày tưởng chừng như mai một.
Bản sắc Thái Nghi đường 0108Av11AL
Biểu diễn chào mừng Festival nghề truyền thống Huế 2007.</TD></TR></TABLE>
Về Đầu Trang Go down
https://diendanmualansurong.forumvi.com
 
Bản sắc Thái Nghi đường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 70 năm còn một Thái Nghi Đường
» Thái Nghi Đường - nơi giữ hồn Lân xứ Huế
» Thai Nghi Duong bieu dien o festival Hue
» Nhơn Nghĩa Đường in Buôn Mê Thuộc ( phần 1 )
» Nhơn Nghĩa Đường in Buôn Mê Thuộc ( phần 2 )

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vương sư :: Giới thiệu hình ảnh :: Thái Nghi Đường-
Chuyển đến